0

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì? | Safe and Sound

Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần cho biết, áp lực cuộc sống khiến số người bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực ngày càng tăng. Người mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực khi thì chán nản, tuyệt vọng trong các hoạt động thường ngày, khi thì hưng phấn, phấn khích. 

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ lẫn nhau hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. 

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp tỷ lệ 1,5 - 2,5% dân số, thường khởi phát ở tuổi trẻ (20 - 30 tuổi) bằng các giai đoạn trầm cảm (60%). Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần khuyến cáo, có khoảng 50% các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm đơn cực. Sự chậm trễ từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán và điều trị đúng thường từ 8-10 năm. 

Các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho biết, rối loạn cảm xúc lưỡng cực là bệnh nội sinh, có các biến đổi sinh hoá não (Serotonin, Dopamin, Noradrenalin,...) đặc trưng cho từng giai đoạn lâm sàng (hưng - trầm cảm).

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có thể nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau đây:

2.1. Giai đoạn hưng cảm

a. Bệnh nhân có một thời kỳ với khí sắc tăng rõ rệt, trở nên suồng sã hay dễ cáu gắt một cách bất thường.

b. Trong thời kỳ rối loạn khí sắc, theo các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý, bệnh nhân có ít nhất ba trong số các triệu chứng sau:

Ảnh 1: Bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản

  • Tăng hoạt động hoặc đứng ngồi không yên.
  • Nói nhiều (tư duy dồn dập)
  • Các ý nghĩ thay đổi rất nhanh hoặc tư duy phi tán
  • Mất kiềm chế về mặt xã hội có các hành vi không phù hợp với hoàn cảnh
  • Giảm nhu cầu ngủ
  • Tự cao hoặc có ý tưởng khuếch đại
  • Phi tán hoặc thay đổi liên tục trong các kế hoạch và hoạt động
  • Có các hành vi ngông cuồng hoặc liều lĩnh mà bệnh nhân không nhận thấy có các nguy cơ của chúng, ví dụ: tiêu pha hoang phí, đầu tư bừa bãi, lái xe liều lĩnh,...
  • Tăng hoạt động tình dục hoặc phô trương tình dục.

c. Các rối loạn khí sắc trên phải:

  • Tồn tại dai dẳng, thường kéo dài ít nhất một tuần
  • Đủ nặng để gây ra suy giảm rõ rệt trong hoạt động nghề nghiệp hoặc các hoạt động xã hội thường ngày hoặc các mối quan hệ với những người khác
  • Cần phải nhập viện, điều trị theo phác đồ của bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý để ngăn ngừa sự thiệt hại cho bản thân hay những người khác
  • Không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.

d. Bệnh nhân có thể có các biểu hiện loạn thần phù hợp khí sắc (hoang tưởng tự cao hoặc những ảo thanh nói về những quyền lực siêu nhân,...) hoặc loạn thần không phù hợp khí sắc (hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, hoang tưởng có nội dung tình dục, ảo thanh bình luận,...).

Ảnh 2: Mỗi giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm đều có những triệu chứng rõ rệt về cảm xúc và hành vi

2.2. Giai đoạn trầm cảm

a. Các triệu chứng chính

  • Khí sắc trầm hầu như suốt ngày thể hiện qua lời khai của người bệnh với chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần hay qua sự quan sát của người khác
  • Giảm rõ sự quan tâm thích thú trong tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động và gần như suốt ngày
  • Giảm năng lượng, mau mệt mỏi sau một gắng sức nhỏ cả về cơ thể và trí óc.

b. Các triệu chứng phổ biến

  • Giảm sút sự tập trung và sự chú ý
  • Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin
  • Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng
  • Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan
  • Ý tưởng và những hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ăn ít ngon miệng.

c. Các triệu chứng cơ thể

  • Mất những quan tâm thích thú trong các hoạt động thường ngày vẫn làm bệnh nhân hứng thú
  • Thiếu phản ứng cảm xúc với các sự kiện thường ngày vẫn gây ra những phản ứng cảm xúc
  • Sụt cân đáng kể khi không ăn kiêng (5% trong lượng cơ thể trong một tháng)
  • Thức giấc trước giờ thường ngày 2 giờ hoặc sớm hơn
  • Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động
  • Trầm cảm nặng lên vào buổi sáng
  • Giảm nhiều cảm giác ngon miệng
  • Giảm nhu cầu sinh dục

d. Các triệu chứng trên phải:

  • Đủ nặng để gây ra nỗi đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng
  • Làm suy giảm rõ các hoạt động nghề nghiệp, xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác
  • Không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể
  • Không phải sự đau buồn do tang tóc.
: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound